1. Than
Than mỏ được tạo thành do thực vật bị vùi lấp dưới đất và phân hủy dần, bị nén dưới áp suất cao, nhiệt độ lớn trong hàng triệu năm. Thời gian thành tạo càng dài, than càng già và hàm lượng cacbon trong than càng cao. Hầu hết than trên thế giới được hình thành vào kỷ Cacbon (khoảng 360 triệu năm trước)
Các mỏ than phân bố nhiều nhất ở các nước Bắc Bán cầu: Trung Quốc, Nga, các nước châu Âu, Canada, Mỹ....
Tại Việt Nam mỏ than lớn nhất của Việt Nam ở Quảng Ninh.
Than đá
2. Than tại vùng Đồng bằng sông Hồng
Than hình thành ở Đồng bằng sông Hồng là dạng than bùn, hình thành muộn trong kỷ Neogen (khoảng 2,6 triệu năm trước). Do vậy than này có độ Cacbon thấp.
Trước đây các nhà địa chất Liên Xô ước lượng khái quát trữ lượng than tại Đồng bằng sông Hồng khoảng 300 tỷ tấn. Đến những năm 2000, các nhà đại chất Việt Nam và Nhật Bản đã đo đạc cụ thể hơn và và ước tính trữ lượng vào khoảng 210 tỷ tấn chủ yếu ở khu vực Thái bình, Nam Định, Hưng Yên. Trong khi đó trữ lượng than tại Quảng Ninh vào khoảng 231 tỷ tấn cho thấy khối lượng than tại Đồng bằng sông Hồng lớn như thế nào.
3. Than tại vùng Đồng bằng sông Hồng được hình thành như thế nào?
Theo lịch sử, đến đầu thời Hùng vương vùng Đồng bằng sông Hồng vẫn là vùn trũng, lầy lội rất khó để sinh sồng. Trước đó hàng triệu năm thì biển ăn sâu vào đất liền tới tận khu vực trung du.
Đồng bằng sông Hồng
Hàng triệu năm, khi con người chưa xuất hiện, thực vật thống trị không gian sống trên đất liền. Với khí hậu thuận lợi, thực vật phát triển tự do, mạnh mẽ bao phủ dày ở khắp vùng Bắc bộ Việt Nam, miền nam Trung Quốc đây chính là nguồn thực vật để tạo than.
Khí hậu trên trái đất luôn biến đổi theo chu kỳ, có những chu kỳ mưa nhiều, nhưng có những chu kỳ khô hạn kéo dài gây ra những đám cháy rừng (do sét, tự cháy do nhiệt độ cao tác động vào khí cháy tích tụ trong thảm thực vật). Các đám cháy lan tự do trong thời tiết khô hạn kéo dài hàng tháng trời, phá hủy một diện tích rừng khổng lồ. Sau chu kỳ nắng nóng sẽ đến chu kỳ mưa nhiều, các vùng rừng bị cháy không còn cây bảo vệ, nước chảy mạnh gây lũ quét, sói lở. Nước kéo theo thực vật bị cháy cùng đất đất đá xuống vùng hạ lưu tạo thành bể thực vật khổng lồ. Bạn thử hình dung toàn bộ số thực vật ở miền Bắc Việt Nam và miền Nam Trung Quốc trong lưu vực sông Hồng bị nước cuốn ra cửa sông và tích tụ lại thì sẽ nhiều như thế nào.
Quá trình này có thể lặp đi lặp lại nhiều lần tạo nên bể than khổng lồ ở lưu vực sông Hồng với nhiều lớp than xếp lên nhau xen kẽ với những lớp đất.
Vì hình thành rất muộn, Than tại vùng Đồng bằng sông Hồng có giá trị kinh tế thấp. Mặt khác khi khai thác than tại đây có thẻ gây mất nguồn nước ngầm, rỗng không gian phía dưới gây sụt lùn trên diện rộng cho cùng Đồng bằng sông Hồng. Do đó việc khai thác than tại đây mới dùng ở mức thí điểm và rất thận trọng.