1. Đèn giao thông
Đèn giao thông (còn được gọi tên khác là đèn tín hiệu giao thông, đèn điều khiển giao thông, hay đèn xanh đèn đỏ) là một thiết bị được dùng để điều khiển giao thông ở những giao lộ có lượng phương tiện lưu thông lớn (thường là ngã ba, ngã tư đông xe qua lại).
Sau nhiều năm phát triển, cải tiến hệ thống đèn giao thông cơ bản gồm 3 đèn được chụp bằng lắp màu đỏ, vàng, xanh có khía rãnh cho ánh sáng phát tán đều.
Ngày nay, với nhiều công nghệ mới đèn giao thông được làm bằng đèn LED với hàng trăm LED nhỏ ghép lại thành 1 đèn lớn. Loại đèn này tiết kiệm năng lượng vận hành đồng thời dễ quan sát hơn các loại đèn kiểu cũ.
Ngoài ra, đèn giao thông hiện đại còn có thêm các mũi tên chỉ hướng, đồng hồ đếm lùi, đèn cho người đi bộ…
2. Điều khiển đèn giao thông bằng PLC
Đèn giao thông tại ngã tư có 4 cột đèn, mỗi tuyến 2 cột. Mỗi cột có 3 đèn, như vậy tất cả có 12 đèn. Tuy nhiên hai cột đèn trên cùng 1 tuyến hoạt động đồng bộ với nhau nên chương trình PLC sẽ điều khiển 06 đèn, mỗi tuyến 3 đèn bao gồm đèn Đỏ, Vàng, Xanh truyên tuyến 1 và đèn Đỏ, Vàng, Xanh truyên tuyến 2.
Để thuận lợi cho việc lập trình, tránh nhầm lẫn ta sẽ lập 1 giản đồ thời gian đơn giản (như hình)
Nhìn vào bản đồ thời gian ta dễ dàng nhận thấy thời gian hoạt động của các đèn trên môi tuyến, mối liên hệ giữa các đèn của 2 tuyến.
Khi tuyến 1 đèn Xanh hoặc Vàng thì tuyến 2 sẽ đèn Đỏ, ngược lại khi tuyến 1, đèn Đỏ thì tuyến 2 sẽ Xanh hoạc Vàng tùy theo thời gian.
Thời gian đèn Đỏ = Thời gian đèn Xanh + Thời gian đèn Vàng
2.1. Xác định tín hiệu vào ra
- Tín hiệu vào:
+ I0.0 – Tín hiệu khởi động hệ thống
+ I0.1 - Tín hiệu dừng hệ thống
- Tín hiệu ra:
+ Q0.0 – Tín hiệu điều khiền đèn Đỏ tuyến 1
+ Q0.1 – Tín hiệu điều khiền đèn Vàng tuyến 1
+ Q0.2 – Tín hiệu điều khiền đèn Xanh tuyến 1
+ Q0.3 – Tín hiệu điều khiền đèn Đỏ tuyến 2
+ Q0.4 – Tín hiệu điều khiền đèn Vàng tuyến 2
+ Q0.5 – Tín hiệu điều khiền đèn Xanh tuyến 2
2.2. Chương trình