Con Xin tương
Trong những ao đầm rải rác khắp miền, những con chuồn chuồn bay lượn mỗi chiều hè, thi thoảng chúng làm động tác “ chuồn chuồn đạp nước” đấy là chúng đang đẻ trứng xuống nước, ươm mầm cho những thế hệ tiếp theo. Ấu trùng chuồn chuồn dưới nước sau một thời gian, khi đủ tuổi sẽ lên bờ lột xác thành chuồn chuồn, sải cánh và bay.
Ấu trùng chuồn chuồn ở đồng bằng bắc bộ gọi là con xin tương vì khi bóp vào bụng, nó sẽ thò ở miệng ra một cái như chiếc thìa, thả tay thì chiếc thìa thụt lại cứ như đang xin chút tương nên gọi là con xin tương. Một số nơi gọi là con nếu, con tương tương.
Xin tương bơi rất giỏi, chúng có cách tăng tốc kiểu phản lực bằng cách phun thật mạnh nước ra ở phía sau để đẩy mình tiến lên. Tùy thuộc vào loại chuồn chuồn mà con ấu trùng xin tương của chúng có kích thước tương đương. Với ấu trùng chuồn chuồn ớt thì con xin tương to cỡ bằng ngón tay út.
Tuổi thọ của chuồn chuồn lên tới 4 năm nhưng phần lớn thời gian chúng tồn tại dưới dạng ấu trùng và sống trong môi trường nước. Xin tương trải qua từ 8 – 17 lần lột xác để trở thành chuồn chuồn trưởng thành và sống vài tháng. Trong lần lột xác cuối cùng chúng sẽ có cánh và bay được.
Con Gọng vó
Gọng vó là những anh chàng (cô nàng) cao lêu nghêu chân dài có thể đi lại tài tình trên mặt nước. Gọng vó sống ở những nơi nước lặng hoặc chảy chậm như ao, hồ, ven hồ, cửa cống lấy nước của các bờ vùng, bờ thửa của hệ thống tưới tiêu cho đồng ruộng.
Gọng vó là họ côn trùng thuộc bộ cánh cửa. Gọng vó có cơ thể dài, cân đối. Chân dài, đặc biệt đôi chân thứ 3 có đùi rất dài. Quanh chân của Gọng vó có hàng nghìn sợi lông tí hon, mỗi sợi dài khoảng 50µm. Các sợi lông này xù thành những chùm tơ cực nhỏ, có tác dụng bẫy không khí vào bên trong và tạo ra lớp đệm ngăn cách chân của chúng với mặt nước giúp cho gọng vó chạy trên mặt nước với tốc độ lớn dễ dàng.
Con Cà cuống
Cà cuống là loài động vật có ở khắp nước ta. Ngoài việc có thể sử dụng loài động vật này làm thức ăn bổ dưỡng cho sức khỏe, dân gian còn biết dùng nó làm vị thuốc để điều trị bệnh.
Cà cuống có cơ thể dẹt, hình lá, màu vàng xỉn hoặc nâu đất, dài trung bình từ 7–8 cm, có con lên đến 10–12 cm.
Khi còn non cà cuống giống như con gián, mình dài khoảng 7–8 cm, rộng 3 cm, màu nâu xám, có nhiều vạch đen, đầu nhỏ với hai mắt tròn và to, miệng là một ngòi nhọn hút thức ăn. Ngực dài bằng 1/3 thân, có 6 chân dài, khỏe. Bụng vàng nhạt có lông mịn, ở phía trên có một bộ cánh mỏng nửa mềm nửa cứng.
Ở nước ta, cà cuống thường sống ở ruộng nước, lạch ngòi hay ao hồ từ Bắc vào Nam nhưng phổ biến hơn vẫn là ở miền Bắc.
Nguồn gốc tên gọi Cà cuống ở Việt Nam
Trong cuốn Thương nhớ mười hai, nhà văn Vũ Bằng kể: Tục truyền rằng Triệu Đà là người đầu tiên ở nước ta ăn cơm với con cà cuống. Thấy thơm một cách lạ lùng, ông ta gửi dâng vua Hán một mớ và gọi là quế đố nghĩa là con sâu cây quế. Vua Hán nếm thử thì nhận rằng nó giống mùi quế thực, khen ngon và phân phát cho quần thần mỗi người một con. Bất ngờ, trong đám có một ông lắm chuyện lại tâu rằng: "Đó không phải là con sâu sống trong cây quế (quế đố), mà chỉ là một con sâu sống dưới nước" (thủy đố). Vua mới phán rằng: "Thử nãi Đà chi cuống dã" (此乃佗之誑也 - Đó là lời nói láo của Đà. Dần dần chữ Đà Cuống đọc chệch ra thành Cà Cuống. Nó còn có một tên nữa là long sắt nghĩa là "rận rồng".
Con cánh cam
Bọ cánh cam xanh thuộc họ cánh cam hay bọ rùa. Đa số các hình ảnh hiện nay khi nói đến bọ cánh cam là con bọ rùa màu đỏ, vàng có chấm đen. Nhưng đối với trẻ con nông thôn bắc bộ còn có cam bọ cánh cam xanh. Con bọ này to cỡ ngón tay, toàn thân khép lại khi bò giống như nửa hình cầu màu xanh lục bóng bẩy.
Bọ cánh cam xuất hiện vào mùa hoa nhãn, các con bọ này ăn ấu trùng và kiến trên các cành hoa nhãn. Thi thoảng chúng bay vào nhà theo ánh đèn, trẻ con hiếu kỳ bắt chúng, chúng sẽ tiết ra chất dịch màu xanh lục nhớt nhớt nhằm thoát thân.
Hồi nhỏ, nghe mọi người gọi nó là con cánh cam, bọn trẻ cứ thắc mắc mãi, thân nó, cánh nó toàn màu lục bóng loàng sau gọi nó là con cánh cam. Người lớn thì không biết hoặc không giải thích ngọn ngành, lớn lên mới biết nó là con cánh cam xanh thuộc họ nhà cánh cam.
Con ve
Ve thì quá đỗi quen thuộc ai cùng biết nhỉ. Con Ve là loài sâu bọ được nhiều người biết nhất vì kích thước to lớn hơn, hình dáng đặc biệt có đầu lớn và khả năng tạo âm thanh ồn ào suốt mùa hè. Phần lớn thời gian trong vòng đời khoảng 11 năm của ve là sống ở dưới đất ở độ sau từ 30cm đến 2m. Các ấu trùng ve hút nhựa rễ cây để sinh sống và có những chân trước đào bới rất khỏe.
Khi đến giai đoạn chuyển tiếp cuối cùng để kết thúc thời kỳ ấu trùng, những ấu trùng ve đào một đường hầm lên mặt đất và chui lên. Sau đó, chúng lột xác lần cuối trên một cái cây gần đó và trở thành ve trưởng thành. Xác ve vẫn còn nằm đó và gắn vào vỏ cây.
Ve là nguồn cảm hứng cho thi ca nhạc họa để khắc họa về mùa hè:
À ơi
Ve đã nhập đồng
Để ngàn áo phượng thắp hồng mùa sang
Áo em trắng đến ngỡ ngàng
Giỏ xe tràn cả tầm tan dậy thì
"Tiếng Ve đu cành Sấu, tiếng Ve náu cành Me, Tiếng Ve vẫy tuổi thơ, tiếng Ve chào mùa hè, và gọi cơn gió mát, tiếng Ve chào say xưa, thấy thêm yêu thành phố, trong sáng tuổi thơ ngây"!
THƯƠNG CHO CÁNH VE SẦU
Thơ: Minh Phương
Hạ về ôi bức..rộn tiếng Ve
Vi vu gió thổi , rao khúc hè .
Ve sầu thao thức , kêu khe khẽ !
Giữa buổi trưa hè , gió vo ve...
Thuở ấy chia tay , còn vui vẻ .
Cứ ngỡ mai này , lại gặp nhe
Nào ngờ buổi ấy , đi chẳng ghé !
Thênh thang cát bụi , mắt lệ nhòe ..
Ve sầu thương cảm , òa khóc nhẹ .
Người đi tôi mãi , đỗ lỗi Ve ..
Vì Ve khóc mãi , người chẳng ghé .
Thương cho số kiếp , tội cánh Ve ...
Cứ mỗi Hạ về , thương lắm nhé !
Sắc đỏ chao nghiêng , với tiếng Ve
Nhắc nhở chia tay , Ve khóc khẽ !
Thương lắm phượng ơi ! Đã đến hè ...
Ve sầu thoát xác