Việt Nam những năm 80
Khi xem phim, có rất nhiều cảnh đối với người Việt rất thân thuộc, tuy nhiên nó cũng lại giống như bao nước đông nam á khác. Ai đó biết chút ít về việt nam và tinh ý thì có thể nhận ra Việt nam qua nón lá của những người quê đi chợ ĐO ĐO , áo dài của nữ sinh trung học và chiếc khăn đỏ của các học sinh cấp 2.
Lời thoại của nhân vật cũng tự nhiên, dễ thương và thân thuộc với người Việt
Còn một điều nữa rất phổ biến trong cách ăn mặc ở việt nam, đặc biệt là ở nông thôn và tầng lớp lao động trong những năm 80 , 90 và đến tận bây giờ đó là nón cối, và quần áo bộ đội. Hầu hết đàn ông nông thôn đều có 1 chiếc nón cối, còn quần áo bộ đội thì như thời trang mặc hàng ngày. Các trang phục này gần như có thể mặc mọi lúc mọi nơi, từ đi làm đồng, đi lao động, đến đi ăn cỗ.
Trang phục phổ biến những ở Việt Nam những năm 80
Cột cờ trong sân trường
Có một đặc điểm rất đáng chú ý ( có thể ở nhiều quốc gia cũng vậy) đó là dù trường học ở bất cứ cấp nào, ở thành thị miền xuôi hay vùng cao khó khăn, dù phòng học có cũ nát thì trước sân trường luôn có một cột cờ. Nó thể hiện sự nghiêm túc, chỉnh chu trong sự nghiệp giáo dục. Bối cảnh của Mắt biếc liên quan rất nhiều đến trường học nhưng lại ko thấy bóng dáng của cột cờ, đó là chi tiết làm người xem thấy thiếu gần gũi, thiếu chút Việt Nam trong đó.
Một điểm trường vùng cao
Một cái kết khác
Kết của phim mắt biếc, đạo diễn Victor Vũ đã rất sáng tạo khi Hà Lan chạy theo đoàn tàu của Ngạn, làm cho cái kết của phim nhẹ nhàng hơn, đỡ phũ phàng hơn so với nguyên bản trong truyện của Nguyễn Nhật Ánh. Nhưng khi Suy nghĩ lại, đối với Hà Lan, Ngạn vẫn mãi là bạn, điều này thể hiện qua những gì Hà Lan thể hiện xuyên suốt câu chuyện và cảm xúc của Hà Lan từ khi lên thành phố học.
Hơn nữa cả Ngạn và Hà Lan là những người cũ, những người chịu đựng. Hình ảnh Hà Lan ko kịp chuyến tàu là một cái kết rõ ràng, là dấu chấm hết cho một câu chuyện buồn.
Giá như…
… Ngạn không khóc nức nở, cơn khóc bật ra từ sự kết thúc mà Ngạn khóc nhẹ nhàng hơn vì Ngạn chưa quá gìa, phía trước Ngạn vẫn còn nửa cuộc đời nữa.
… bức thư Ngạn để lại là những dòng động viên, quan tâm dặn dò Trà Long thay vì nói chi tiết về tình cảm của mình
… Người chạy theo đoàn tàu ko phải Hà Lan mà là Trà Long, dù ko kịp chuyến tàu, thì khác hẳn với hai người cũ kia, với tuổi trẻ, sự chủ động trong tình yêu của Trà Long, người xem sẽ có nhiều điều để mà tưởng tượng hơn, cái kết sẽ mở hơn
...
Ngạn và Trà Long trong Mắt Biếc